BIỂU HIỆN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH NHIỄM ĐỘC BOTULINUM

Nguồn ảnh: VOV
KHI NÀO BẠN CẦN GẶP BÁC SĨ?
Vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng ngộ độc Clostridium botulinum:
- Sa mí mắt
- Nhìn mờ
- Nhìn đôi
- Khô miệng
- Nói lắp
- Khó nuốt
- Yếu cơ
Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bạn có thể bị tê liệt ở cánh tay, chân hoặc tê liệt toàn thân và cơ hô hấp. Lúc này, bạn có thể phải sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp.
Cafebiz.vn
02/09/2020 07:29 PM
CÁC BIỆN PHÁP THẢI ĐỘC VÀ PHỤC HỒI SỨC KHOẺ
Theo quyết định số 3875/QĐ-KCB quyết định về việc ban hành hướng dẫn tạm thời chuẩn đoán, điều trị ngộ độc bolutinum
4.2 Các biện pháp cụ thể
4.2.1 Tiếp nhận bệnh nhân
a) Triệu chứng nhiễm độc rõ (yếu cơ rõ, liệt cơ), bất kể nguồn thực phẩm và thời điểm ăn uống: nhập viện
b) Nguồn thực phẩm gây ngộ độc đã được xác định
* Sau ăn lần cuối cùng quá 8 ngày
- Bệnh nhân không có triệu chứng: bệnh nhân không bị ngộ độc
- Có triệu chứng nhưng nhẹ (mệt mỏi suy nhược): nhập viện nếu triệu chứng đang tiến triển nặng dần, nếu tình trạng không thay đổi hoặc có xu hướng cải thiện dần có thể cho bệnh nhân về điều trị và theo dõi tại y tế cơ sở sau khi đã đánh giá đầy đủ.
*Sau ăn lần cuối trong vòng 8 ngày: nhập viện đánh giá và theo dõi nếu bệnh nhân có triệu chứng. Cho về, kê đơn than hoạt và thuốc nhuận tràng nếu không có triệu chứng, hướng dẫn theo dõi tại nhà và khám tại cơ sở y tế gần nhất (sau khi đã đánh giá đầy đủ).
4.2.2 Tẩy độc
- Gây nôn: nếu bệnh nhân mới ăn nguồn thực phẩm nghi ngờ
- Than hoạt: phần lớn bệnh nhân đến viện muộn, tuy nhiên nên dùng do các độc tố cùng vi khuẩn vẫn tồn tại trong đường tiêu hoá nhiều giờ tới nhiều ngày sau. Liều dùng: 1g/1kg, kết hợp sorbitol với liều tương đương liều than hoạt.
4.2.3 Điều trị triệu chứng
Bệnh nhân cần được theo dõi sát, đặc biệt tình trạng liệt cơ và tình trạng hô hấp
a) Suy hô hấp: xử lý tuỳ theo mức độ
b) Tiêu hoá
- Bệnh nhân thường có giảm nhu động ruột, liệt ruột cơ năng trong khi trong đường tiêu hoá có thể còn bào tử vi khuẩn gây bệnh.
- Theo dõi sát nhu động ruột, tình trạng tiêu hoá thức ăn, đại tiện, kali máu.
- Bù kali máu nếu hạ kali.
- Metoclopramide:
+ Người lớn 10mg/lần, 3 lần/ngày, tiêm tĩnh mạch.
+ Trẻ em: 0,1mg/kg/lần, 3 lần ngày, tiêm tĩnh mạch.
- Điều trị táo bón: có thể dùng sorbitol: 1g/kg, uống, tạm dừng nếu ỉa chảy.
- Bệnh nhân trẻ nhỏ, người cao tuổi, ăn uống phải thực phẩm có độc tố trong khi đang dùng kháng sinh (nguy cơ bào tử vi khuẩn phát triển trong đường tiêu hoá): nên uống men tiêu hoá.
- Chế độ ăn: tăng cường chất xơ.
- Các biện pháp kích thích, tăng nhu động ruột: tăng vận động thụ động, lý liệu pháp, xoa bụng.
c) Phòng, điều trị các biến chứng
- Nhiễm khuẩn bệnh viện
- Chống loét, vệ sinh cơ thể bệnh nhân
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG CỦA MINHCHAY

Điều chúng tôi rất lo lắng là vẫn còn khoảng hơn 500 khách hàng mà chúng tôi chưa thể liên lạc được dù đã rất cố gắng. Chúng tôi mong rằng các cơ quan chức năng và cộng đồng quan tâm hỗ trợ chúng tôi trong việc ngăn chặn sử dụng hoặc phát hiện những trường hợp đã sử dụng sản phẩm nghi nhiễm khuẩn để chúng tôi có kế hoạch hỗ trợ kịp thời.
CẬP NHẬP TÌNH TRẠNG KHẮC PHỤC SỰ CỐ
12
Số bệnh nhân nằm viện đã phục hồi
329
Số sản phẩm Pate
đã thu hồi
6852
Khách hàng đã nhận được cuộc gọi thông báo
7626
Khách hàng đã nhận được tin nhắn thông báo
ĐANG NẰM VIỆN
16
CÓ NGUY CƠ
13
ĐÃ RA VIỆN
07
TỬ VONG
0
Vị trí các ca nhiễm
HÀ NỘI: 3 ca nhiễm
TP HCM: 6 ca nhiễm
ĐÀ NẴNG: 1 ca nhiễm
VŨNG TÀU: 1 ca nhiễm
BÌNH DƯƠNG: 2 ca nhiễm
ĐỒNG NAI: 1 ca nhiễm
HÀ GIANG: 1 ca nhiễm
QUẢNG NAM: 3 ca nhiễm
SÓC TRĂNG: 1 ca nhiễm
TRÀ VINH: 1 ca nhiễm
KHÁNH HOÀ: 2 ca nhiễm
BẠC LIÊU: 1 ca nhiễm
HOẠT ĐỘNG VỚI CƠ QUAN THẨM QUYỀN
